OKVIP Điểm Danh Đặc Sản Phù Mỹ, Bình Định Ngon Khó Cưỡng
Đặc sản Phù Mỹ gồm những món ăn mang đậm bản chất của người dân vùng biển nơi đây. Phù Mỹ, Bình Định không chỉ được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng mà còn khiến du khách xao xuyến, khó quên với các món ăn đặc sắc. Chẳng hạn như: Bún tôm rạm, cá Chua, bánh tráng nhúng giòn, bánh ít lá gai,… Cùng OKVIP khám phá đặc sản của vùng quê Phú Mỹ nhé.
Phù Mỹ ở đâu?
Trước khi tìm hiểu đặc sản Phù Mỹ gồm những gì, chúng ta cùng điểm qua đôi nét về vùng đất này nhé. Phù Mỹ là một huyện thuộc địa phận tỉnh Bình Định, nằm ở phía Bắc với diện tích 548,9 km2. 4 phía giáp với các huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Hoài Ân và biển Đông.
Huyện Phù Mỹ hiện có 1 đầm nước ngọt và 5 đảo nhỏ: Hòn Lao, Hòn Tranh, Hòn Đụn, Hòn Nhàn và Hòn Khô. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên đất đai, miệt vườn được bồi đắp phù sa quanh năm. Hiện nay, nơi đây trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Đặc sản Phù Mỹ có những gì?
Vùng đất Phù Mỹ chân chất bình dị nên các ẩm thực nơi đây cũng đậm bản chất người dân xứ Nẫu. Mỗi món ăn đều mang theo dư vị khó quên của vùng quê, hội tụ tinh hoa của đất trời. Sau đây là một số món ăn đặc sản nhất định phải thưởng thức khi đặt chân đến Phù Mỹ:
Bún tôm rạm Phù Mỹ
Nhắc đến đặc sản Phù Mỹ không thể nào bỏ qua món bún tôm rạm đậm đà hương vị, khiến du khách phải thương nhớ chỉ sau một lần nếm thử. Nguyên liệu chính chế biến món ăn là tôm đất, rạm bắt ở đầm Châu Trúc. Tôm đất tươi rói sẽ được làm sạch, sau đó để cả vỏ xay nhuyễn hoặc giã nhỏ, rồi nêm nếm gia vị.
Rạm cũng làm sạch, tách bỏ vỏ, lấy thịt, gạch giã nhỏ, gạn lấy nước nấu lên và nêm thêm dầu hành gia vị. Khi ăn, bỏ 1 thìa tôm vào bát, thêm nước lèo rồi đánh tơi phần tôm thịt cho chín. Cuối cùng thêm bún, hành lá, ngò thơm vào trộn đều và thưởng thức. Món ngon đặc sản Phù Mỹ này thường ăn kèm cùng rau sống, xoài xanh hoặc dưa leo bào sợi, thêm ít lạc rang thì càng tuyệt vời hơn nữa.
Cá chua Phù Mỹ
Cá chua là một loài cá sống ở vùng nước lợ như ao, đìa, sông suối. Đây là loại cá đặc trưng chỉ có ở huyện Phù Mỹ và một số vùng lân cận. Cá chua được người dân nơi đây chế biến thành nhiều món ngon, chẳng hạn như: Hấp cuốn bánh tráng, ăn cùng với rau sống hoặc nấu chua với lá giang, nướng giấy bạc, kho mẵng,… nhưng đặc biệt khó quên nhất là nướng lá chuối ăn cùng muối ớt.
Mắm nhum Mỹ An
Đặc sản Phù Mỹ tiếp theo không thể không nhắc đến mắm nhum Mỹ An. Đây là một món ăn đã có từ rất lâu đời và trở thành nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Nẫu. Nhum có nhiều loại, nhưng phù hợp để muối mắm thì chọn loại màu đen.
Sau khi bắt về, nhum sẽ được cắt bỏ gai nhọn, rửa sạch và lấy phần thịt cho vào trong chum sành. Sau đó rắc một ít muối lên trên bề mặt, đậy kín, rồi chôn vào tro bếp hoặc đem giang nắng 10 -15 ngày. Đến khi mắm chín chuyển sang màu đỏ đục sền sệt thì lấy ra dùng. Mắm nhum đặc sản Phù Mỹ có thể làm nước chấm ăn cùng với thịt luộc, rau sống và bún tươi.
Bánh tráng nhúng giòn
Bánh tráng nhúng giòn không chỉ là đặc sản ở Phù Mỹ mà còn là món ăn quen thuộc của người Bình Định. Đây là nét văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo, gắn liền với đời sống hằng ngày của dân xứ Nẫu. Điểm khác biệt của bánh nhúng giòn đặc sản Phù Mỹ là để khô rất giòn, nhưng sau khi làm ướt thì mềm dai, không bị chai hoặc nát như những nơi khác.
Bánh tráng mì chà
Ngoài bánh tráng nhúng giòn thì bánh tráng mì chà cũng là đặc sản khá nổi tiếng ở phù Mỹ. Củ khoai mì sau khi thu hoạch sẽ đem đi lột vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn, tách nước. Phần nước này sẽ để riêng cho lắng, tách ra thành bột nhứt (phần bột nằm dưới) và bột mì (bột ở trên).
Công đoạn làm ra món bánh tráng mì chà đặc sản Phù Mỹ khá công phu, tỉ mỉ. Sau khi tách xong phần bột nhứt, đem trộn với mì chà (mì đã xay nhuyễn nhưng không đem đi tách bột) và nước theo tỷ lệ thích hợp. Sau khi tạo thành hỗn hợp bột thì đem đi tráng bánh và phơi khô. Điểm đặc trưng của loại bánh này là dẻo dai, ngọt nhẹ, để được lâu, có thể nhúng nước cuốn với cá hấp, ăn cùng rau sống.
Rượu Mỹ Thọ
Đây là đặc sản Phù Mỹ được xem là “danh tửu vùng biển” vô cùng nổi tiếng tiếng. Loại rượu này ngon là nhờ nước nấu lấy từ giếng trong làng có độ sau từ 15 – 20m, rất trong, tinh khiết. Gạo để ủ rượu là loại ngon, thường dùng nhất là nếp Chánh Trạch nên không chê vào đâu.
Nếp 3 tháng Chánh Trạch
Nếp Chánh Trạch đặc sản Phù Mỹ còn gọi là nếp 3 tháng, do chỉ được trồng duy nhất 1 vụ trong năm, bắt đầu vào tháng 5 – 8 âm lịch. Hạt nếp to tròn, thơm, dẻo rất thích hợp làm quà biếu. Loại nếp Chánh Trạch này có thể dùng để làm xôi, bánh ít lá gai, bánh chưng, bánh tét,..
Gỏi cá chình
Nhắc đến đặc sản Phù Mỹ, Bình Định nhất định phải một lần thử qua món gỏi cá chình thơm ngon khó cưỡng. Cá chình sống chủ yếu ở vùng nước lợ Trà Ô, có thể dùng chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Tuy nhiên, được ưa chuộng nhất vẫn là làm gỏi.
Cá chình đem nhúng qua nước sôi loại bỏ bùn nhớt, rồi lóc thịt. Phần thịt cá sau khi lóc xong đem ngâm với phèn chua khoảng 15 phút. Để làm thành công món đặc sản Phú Mỹ này, cá chình phải còn tươi sống.
Tiếp đến vớt ra để ráo rồi vắt chanh, trộn thêm nước mắm, đậu phộng, chuối chát thái mỏng và cách loại rau thơm. Bạn có thể ăn kèm gỏi cá chình với bánh tráng nướng giòn, nước mắm gừng.
Bánh xèo Mỹ Căng
Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Căng từ lâu đã trở thành đặc sản Phù Mỹ mang đậm hương vị vùng quê giản dị, thanh bình. Để làm món bánh xèo trứ danh này, người dân sẽ sử dụng con tôm đất còn nhỏ, thịt ngọt, săn chắc nhất . Bánh sau khi chín có màu vàng ươm đẹp mắt, bên trên là những con tôm màu đỏ tươi hấp dẫn.
Bánh xèo Mỹ Căng thường ăn kèm với bánh tráng gạo nhúng, rau sống. Ngoài ra còn cuốn chúng với một ít xoài, dưa leo và chấm với nước mắm tỏi ớt, chanh, chua chua, mặn mặn, tạo hương vị khó cưỡng.
Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai không chỉ là đặc sản Phù Mỹ mà còn là món ăn truyền thống của người dân xứ Nẫu. Bánh có hình nón, gói trong lá chuối tơ. Món bánh này cũng được chế biến khá công phu. Đầu tiên, lá gai rửa sạch phơi khô rồi đem đi nấu nhừ cùng với mật mía. Đến khi tạo thành hỗn hợp đặc, nhuyễn thì trộn chung với bột nếp.
Tiếp theo, đem phần bột vừa nấu cho vào cối giã đều, như vậy các nguyên liệu mới quyện với nhau. Sau đó, lấy bột ra chia thành từng miếng nhỏ, đặt nhân vào và vo thành viên tròn, bọc lại bằng lá chuối. Phần nhân có thể làm thành nhân ngọt hoặc nhân mặn tùy theo khẩu vị.
Các món đặc sản Phù Mỹ đều đà hương vị, mang theo nét đặc trưng của ẩm thực xứ Nẫu, khiến cho thực khách nhớ mãi không quên. Hy vọng, qua bài chia sẻ OKVIP có thể giúp bạn hiểu hơn về văn hóa ẩm thực của vùng đất thanh bình, giản dị này.